CIFOR–ICRAF publishes over 750 publications every year on agroforestry, forests and climate change, landscape restoration, rights, forest policy and much more – in multiple languages.

CIFOR–ICRAF addresses local challenges and opportunities while providing solutions to global problems for forests, landscapes, people and the planet.

We deliver actionable evidence and solutions to transform how land is used and how food is produced: conserving and restoring ecosystems, responding to the global climate, malnutrition, biodiversity and desertification crises. In short, improving people’s lives.

Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006–2020 và đề xuất nội dung Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050

Export citation

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam là một trong những chính sách định hướng quan trọng của ngành. Qua mỗi thời kì, định hướng, mục tiêu và giải pháp của chiến lược có thể khác nhau tùy vào mục tiêu và quan điểm chính trị cũng như định hướng vai trò của ngành lâm nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước. Việc kế thừa các bài học kinh nghiệm, phát triển Chiến lược mới dựa trên nền tảng kinh nghiệm thu được từ việc giải quyết khó khăn và tận dụng các cơ hội luôn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp đầu tiên tổng thể của Việt Nam được ra đời vào năm 2006 đặt dấu mốc quan trọng cho việc chuyển đổi phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng truyền thống vốn chỉ tập trung vào các giá trị trực tiếp của rừng sang cách tiếp cận mới bao gồm tiếp cận ngành, tiếp cận cảnh quan, tiếp cận theo chuỗi và tiếp cận theo dịch vụ môi trường và dịch vụ sinh thái rừng. Tuy nhiên, Chiến lược này sẽ kết thúc vào năm 2020 và Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST), Bộ NN&PTNT đang trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021–2030 tầm nhìn 2050. Báo cáo này là kết quả hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST) nhằm hỗ trợ thông tin đầu vào cho VNFOREST trong quá trình xây dựng Chiến lược mới. Báo cáo rà soát thành tựu và thách thức trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006–2020 đồng thời đưa ra các kiến nghị để các nhà hoạch định chính sách xem xét trong quá trình xây dựng Chiến lược trong giai đoạn mới thông qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phỏng vấn các bên có liên quan.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tính tới thời điểm 2020, Việt Nam đã vượt một số chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006–2020 bao gồm: đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản, nâng cao sản lượng khai thác gỗ trong nước, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng. Tuy nhiên, ngành lâm nghiệp còn gặp nhiều thách thức trong việc thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng khác như: nâng cao diện tích rừng sản xuất (RSX) có chứng chỉ Quản lí rừng bền vững (QLRBV), nâng cao sản lượng gỗ lớn, nâng cao nguồn thu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đảm bảo diện tích giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, giảm số hộ nghèo ở các vùng lâm nghiệp trọng điểm, và nâng cao tỷ lệ lao động lâm nghiệp được đào tạo. Mặc dù có một số chỉ tiêu đề ra trong chiến lược cũ không thể đạt được như dự kiến, nhưng so với một số mục tiêu phát triển ngành lại vượt trội, ví dụ như; tỷ lệ che phủ rừng, trồng lại rừng sau khi khai thác, giảm các vụ vi phạm về bảo vệ rừng, trồng cây phân tán. Các mục tiêu đã đạt được hoặc vượt mục tiêu đề ra là nhờ có sự cam kết chính trị mạnh mẽ của chính phủ, chính sách phù hợp với xu thế và thị trường, năng lực quản lí của trung ương và địa phương đã được cải thiện và sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ quốc tế, sự tham gia của các tổ chức dân sự và khối tư nhân. Việc chưa đạt được một số các chỉ tiêu là do khó khăn trong việc thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả, hiệu ích và công bằng tại cấp cơ sở đi kèm với thiếu hụt về nguồn lực, nguồn vốn, một số mục tiêu và chỉ tiêu tham vọng không thực tế trong bối cảnh kinh tế, chính trị, và thị trường. Để giải quyết các nguyên nhân này cần có cách tiếp cận mới và các giải pháp kinh tế, xã hội và kĩ thuật hiệu quả hơn. Việc xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021–2030 tầm nhìn 2050 cần xem xét cả thành tựu lẫn thách thức trong quá trình thực hiện chính sách giai đoạn trước, đón đầu các xu thế toàn cầu và hài hóa hóa trong bối cảnh phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của cả nước.
Định hướng phát triển của Chiến lược mới cũng cần phải xem xét trong bối cảnh hội nhập hóa với các yêu cầu quốc tế để tạo điều kiện cho việc huy động nguồn tài chính trong nước và ngoài nước giúp hiện đại hóa ngành, nâng cao vai trò và giá trị của ngành trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và cung cấp hệ sinh thái rừng bền vững.
Download:

DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007795
Altmetric score:
Dimensions Citation Count:

Related publications