Thông điệp chính
- Ngành vận tải biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế của ngành cũng ảnh hưởng tới môi trường.
- Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành vận tải biển, thúc đẩy phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách mới trong đó có Đề án Cảng Xanh và Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn.
- Các doanh nghiệp cảng và vận tải biển hiện nay đánh giá cao vai trò của rừng ngập mặn trong việc giảm phát thải khí nhà kính/hấp thụ CO2, NOx, SOx, chất dạng hạt PM, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs giảm bồi lắng giúp giảm chi phí nạo vét luồng lạch, làm sạch nước, giảm tác động của sóng đánh, giảm xói lở bờ biển và do vậy sẵn sàng tham gia vào Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài đã chủ động tham gia vào các hoạt động trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Mặc dù một số doanh nghiệp trong ngành vận tải biển sẵn lòng chi trả cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, 4 yếu tố chính quyết định sự cam kết lâu dài và thực thi pháp luật của họ bao gồm: sự minh bạch và tính giải trình trong việc thu chi, tính công bằng trong việc áp dụng cơ chế chi trả với tất cả các nhóm sử dụng dịch vụ môi trường rừng ngập mặn, việc công khai chi tiết kế hoạch duy trì và phát triển rừng ngập mặn, và các chính sách phải được xây dựng dựa trên các phân tích đầy đủ, khoa học và toàn diện về cả chi phí và lợi ích.
- Có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài và trong nước về mức sẵn lòng chi trả và khả năng áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ngập mặn. Cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai phân tích sự khác biệt này để tìm ra các biện pháp tối ưu.
Download:
DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/008083Altmetric score:
Dimensions Citation Count:
Publication year
2021
Authors
Pham, T.T.; Đặng, L.H.; Phạm, T. Thuyền; Tăng Thị, K.H.; Đặng, H.P.; Hoàng, T.L.; Nguyễn Thị, K.N.; Phạm, T. Tuấn
Language
Vietnamese
Keywords
ecosystem services, development policy, mangroves, harbors, sea transport, economic development, marine environment
Geographic
Viet Nam