CIFOR–ICRAF publishes over 750 publications every year on agroforestry, forests and climate change, landscape restoration, rights, forest policy and much more – in multiple languages.

CIFOR–ICRAF addresses local challenges and opportunities while providing solutions to global problems for forests, landscapes, people and the planet.

We deliver actionable evidence and solutions to transform how land is used and how food is produced: conserving and restoring ecosystems, responding to the global climate, malnutrition, biodiversity and desertification crises. In short, improving people’s lives.

Chuyển quyền Các-bon, cơ chế quản lí tài chính và chia sẻ lợi ích liên quan đến chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam

Export citation

Thông điệp chính

  • Quyền và hệ thống chuyển quyền carbon vẫn là vấn đề mới mẻ đối với nhiều quốc gia. Cơ chế vận hành của thị trường Các-bon phụ thuộc vào quy mô (thị trường quốc tế hay thị trường nội địa), phạm vi hoạt động (thị trường bắt buộc hay thị trường tự nguyện); hàng hóa giao dịch (tín chỉ bồi hoàn Các-bon hoặc hạn mức phát thải) và phương pháp định giá Các-bon.
  • Chuyển quyền Các-bon có thể đi theo 3 phương thức: Quyền Các-bon đi theo quyền và phân loại sở hữu đất công tư; Quyền carbon đi theo mô hình tự chủ và tài sản quốc gia; Quyền carbon đi theo mô hình chia sẻ lợi ích. Phần lớn các nước nghiên cứu tiến hành chuyển quyền Các-bon dựa vào hệ thống luật pháp hiện hành hoặc chọn giải pháp xây dựng quyết định mới. Dù dưới hình thức nào, các quốc gia đều phải làm rõ quyền Các-bon bao gồm những quyền hạn nào (quyền sở hữu đối với Các-bon lưu giữ trong đất và rừng ? quyền hưởng lợi từ việc cung cấp và bán dịch vụ giảm phát thải ? quyền được chuyển nhượng và bán tín chỉ Các-bon/quyền phát thải hay kết hợp của các quyền trên ?) cũng như trách nhiệm (nếu không thực hiện đúng như cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm gì ?).
  • Phần lớn các quốc gia đã nhận chi trả dựa vào kết quả áp dụng mô hình quỹ ủy thác để quản lí tài chính và chia sẻ lợi ích tới các bên có liên quan
  • Việt Nam nên (i) tập trung phát triển cả thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc trên quy mô quốc tế và nội địa với các loại hàng hóa hiện có, nhưng ưu tiên phát triển thị trường Các-bon tự nguyện; (ii) gắn kết giữa thị trường Các-bon nội địa với thị trường Các-bon quốc tế; (iii) tối ưu hóa nguồn tài chính để hỗ trợ quá trình thẩm định và bán tín chỉ Các-bon ra thị trường quốc tế; (iv) đa dạng hóa các công cụ và cơ chế chính sách (ví dụ: xây dựng cơ chế thương mại phát thải và thuế Các-bon) cũng sẽ giúp sự vận hành của thị trường Các-bon nội địa được hiệu quả hơn.

Download:

DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007985
Altmetric score:
Dimensions Citation Count:

Related publications