Sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp toàn cầu giai đoạn 2020- 2050 phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển chính sách ngành tại của từng quốc gia. Báo cáo này rà soát báo cáo của Liên hợp quốc, báo cáo của các nhà tài trợ, các dự báo của các nhà khoa học và chiến lược và chính phát triển lâm nghiệp của 53 nước trên thế giới nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho Tổng Cục Lâm Nghiệp trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021- 2030, tầm nhìn 2050.
Xem xét các xu thế không những có thể giúp Việt Nam tiệm cận với những gì đang được xây dựng và tiến hành trên thế giới mà còn mở ra những cánh cửa mới cho tìm kiếm nguồn thu mới cho ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được chính sách nói trên cần có hành lang pháp lí, xây dựng năng lực cho các bên có liên quan ngay từ bây giờ. Ngoài ra cần tiến hành các nghiên cứu xác định tiềm năng và tác động của chính sách này tới kinh tế, diện tích và chất lượng rừng của Việt Nam để cung cấp các thông tin đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới. Phát triển chính sách dựa trên thế mạnh sẵn có đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho Việt Nam trong việc tham gia vào các thị trường mới trong tương lai sẽ giúp ngành lâm nghiệp ngày càng vững mạnh.
Download:
DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007717Altmetric score:
Dimensions Citation Count:
Publication year
2020
Authors
Pham, T.T.; Hoàng, T.L.; Đào Thị, L.C.; Ngô, H.C.; Nông Nguyễn, K.N.; Hoàng, M.H.; Nguyễn, Q.T.; Williams, P.
Language
Vietnamese
Keywords
forestry, agriculture, cocoa, agroforestry, nontimber forest products, ecosystem services, markets, livelihoods
Geographic
Viet Nam