CIFOR–ICRAF publishes over 750 publications every year on agroforestry, forests and climate change, landscape restoration, rights, forest policy and much more – in multiple languages.

CIFOR–ICRAF addresses local challenges and opportunities while providing solutions to global problems for forests, landscapes, people and the planet.

We deliver actionable evidence and solutions to transform how land is used and how food is produced: conserving and restoring ecosystems, responding to the global climate, malnutrition, biodiversity and desertification crises. In short, improving people’s lives.

31 dự báo về tình hình thế giới và khu vực đến năm 2050 mà Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021-2030 cần xem xét

Export citation

Năm 2020 đánh dấu một giai đoạn mới cho việc xây dựng nhiều chính sách mới của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2050, trong đó có Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021- 2030 tầm nhìn 2050. Để có thể xây dựng những chính sách mới này, ngoài việc ghi nhận những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách giai đoạn trước đây 2006 - 2020, Việt Nam cũng nên xem xét và đón đầu những xu thế môi trường, chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới trong thời gian sắp tới để tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia và người dân tham gia vào phát triển toàn cầu. Báo cáo này là sản phẩm hợp tác giữa Tổng cục Lâm Nghiệp (VNFOREST) và Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) nhằm cung cấp thông tin đầu vào trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển lâm nghiệp 2021- 2030 với tầm nhìn 2050. Báo cáo nhằm rà soát và tổng hợp các xu thế phát triển toàn cầu trong giai đoạn 2020 - 2050 có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của ngành Lâm nghiệp và các vấn đề Việt Nam cần xem xét trong quá trình xây dựng Chiến lược mới. Kết quả rà soát chỉ có 31 dự báo (6 dự báo về môi trường, 4 dự báo về tình hình chính trị, 14 dự báo về kinh tế, 7 dự báo về xã hội) thường được các học giả và chính khách trên thế giới đề cập và nhấn mạnh trong các đề xuất thay đổi chính sách toàn cầu trong đó có chính sách của ngành lâm nghiệp trong tương lai. Trong giai đoạn 2020- 2050, thế giới được dự báo sẽ có nhiều thay đổi về tình trạng môi trường (ví dụ: thiếu nước, ô nhiễm không khí, suy thoái rừng tự nhiên), chính trị (ví dụ: các nước phát triển sẽ đóng góp vào GDP toàn cầu do vậy các nước lớn không còn độc tôn về ảnh hưởng chính trị quốc tế như hiện nay), kinh tế (ví dụ: nhiều ngành hàng truyền thống trụ cột của ngành lâm nghiệp sẽ dần được thay thế bởi mặt hàng khác đáp ứng với phong cách sống và quan điểm thân thiện với môi trường, giới trung lưu sẽ trở thành thị trường chính) và xã hội (ví dụ: phong cách và nhu cầu sống mới, ứng dụng khoa học công nghệ sẽ định hình những thị trường mới cho ngành lâm nghiệp). Dựa trên các dự báo này, việc xác định những ưu tiên và vai trò của ngành lâm nghiệp Việt Nam đối với phát triển kinh tế quốc gia, toàn cầu hóa, phát triển bền vững cũng như việc đánh giá tiềm năng và thách thức của ngành trước những dự báo biến động lớn trên thế giới cũng sẽ giúp nâng cao tính thực tiễn và bền vững của Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2021 – 2030 tầm nhìn 2050.
Download:

DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007679
Altmetric score:
Dimensions Citation Count:

Related publications