Kể từ năm 2012, Việt Nam cũng đã ký một số hiệp ước và thỏa thuận thương mại quốc tế quan trọng như Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) thông qua Thỏa thuận Tự do Thương mại cũng như Kế hoạch Hành động Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị Rừng và thương mại Lâm sản (FLEGT) theo sáng kiến của Liên minh Châu Âu. Các chính sách mới này giúp nâng cao vị thế của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc gia và tạo ra một khung pháp lý mạnh mẽ cùng với các động lực mới cho các nhóm sử dụng rừng và các cơ quan chính phủ tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, các luật lệ thị trường và hình thái thương mại quốc tế mới cũng mang đến những thách thức đáng kể cho Việt Nam, đặc biệt khi ngành lâm nghiệp trong nước, vẫn còn được vận hành bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước, chưa đáp ứng được các yêu cầu mới này.
Các chính sách biến đổi khí hậu, chiến lược quốc gia về REDD + và thiết lập thể chế của REDD+ đã được cải tiến và sửa đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các yêu cầu quốc tế về REDD+ không rõ ràng và phức tạp cùng với hạn chế về kinh phí đã làm suy yếu sự quan tâm của chính phủ cũng như các cam kết chính trị về REDD+. Chính sách REDD+ tại Việt Nam đã cho thấy những tiến bộ đáng kể về các hệ thống giám sát, đánh giá và thẩm tra (MRV), mức phát thải tham chiếu rừng (FREL), và các cơ chế dựa trên hiệu suất và chia sẻ lợi ích qua việc cân nhắc các bài học từ Chương trình Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng (PFES). Bằng chứng cũng cho thấy những nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ và cộng đồng quốc tế đối với các chính sách lâm nghiệp trong quá trình ra quyết định có sự tham gia và tiến trình xây dựng chính sách bảo vệ an toàn tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017 cũng khẳng định sự quan tâm của chính phủ đối với việc thực hiện REDD + công bằng. Các tài liệu vể chính sách đã ghi nhận rằng cần phải đẩy mạnh sự tham gia các tổ chức xã hội dân sự (CSO) và các nhóm dân tộc vào quá trình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, sự tham gia này hiện vẫn còn mang tình hình thức và hầu như là thụ động. Các quy định của chính phủ về đảm bảo quyền các-bon và quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình hiện vẫn đang được xây dựng và chưa có nhiều tiến bộ so với năm 2012.
Hiệu quả của các chính sách REDD+ trong việc giải quyết các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái chưa được chứng minh, mặc dù NRAP sửa đổi gần đây đã được phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế là các nguyên nhân của nạn phá rừng và suy thoái nằm ngoài ngành lâm nghiệp và có mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia chỉ ra một con đường khó khăn cho REDD+. Kịch bản thông thường cho REDD + tại Việt Nam chưa được chứng minh, do thị trường các-bon không chắc chắn, yêu cầu ngày càng tăng từ các nhà tài trợ và các nước phát triển, và chi phí thực hiện và giao dịch cao. Các nỗ lực hiện tại hướng đến các kết quả 3E của REDD+ có thể được cải thiện qua các cam kết chính trị mạnh mẽ hơn để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của mất rừng và suy thoái rừng đến từ tất cả các lĩnh vực, những thay đổi rộng hơn trong khung chính sách tạo ra cả các động lực cũng như rào cản cho việc tránh mất rừng và suy thoái rừng, hợp tác liên ngành, và nguồn vốn cam kết từ cả chính phủ và từ các quốc gia đã phát triển.
Download:
DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007615Altmetric score:
Dimensions Citation Count:
Publication year
2020
Authors
Pham, T.T.; Hoang, T.L.; Nguyen, D.T.; Đào Thị, L.C.; Ngo, H.C.; Pham, V.H.
Language
Vietnamese
Keywords
climate change
Geographic
Viet Nam