CIFOR-ICRAF berfokus pada tantangan-tantangan dan peluang lokal dalam memberikan solusi global untuk hutan, bentang alam, masyarakat, dan Bumi kita

Kami menyediakan bukti-bukti serta solusi untuk mentransformasikan bagaimana lahan dimanfaatkan dan makanan diproduksi: melindungi dan memperbaiki ekosistem, merespons iklim global, malnutrisi, keanekaragaman hayati dan krisis disertifikasi. Ringkasnya, kami berupaya untuk mendukung kehidupan yang lebih baik.

CIFOR-ICRAF menerbitkan lebih dari 750 publikasi setiap tahunnya mengenai agroforestri, hutan dan perubahan iklim, restorasi bentang alam, pemenuhan hak-hak, kebijakan hutan dan masih banyak lagi – juga tersedia dalam berbagai bahasa..

CIFOR-ICRAF berfokus pada tantangan-tantangan dan peluang lokal dalam memberikan solusi global untuk hutan, bentang alam, masyarakat, dan Bumi kita

Kami menyediakan bukti-bukti serta solusi untuk mentransformasikan bagaimana lahan dimanfaatkan dan makanan diproduksi: melindungi dan memperbaiki ekosistem, merespons iklim global, malnutrisi, keanekaragaman hayati dan krisis disertifikasi. Ringkasnya, kami berupaya untuk mendukung kehidupan yang lebih baik.

CIFOR–ICRAF publishes over 750 publications every year on agroforestry, forests and climate change, landscape restoration, rights, forest policy and much more – in multiple languages.

CIFOR–ICRAF addresses local challenges and opportunities while providing solutions to global problems for forests, landscapes, people and the planet.

We deliver actionable evidence and solutions to transform how land is used and how food is produced: conserving and restoring ecosystems, responding to the global climate, malnutrition, biodiversity and desertification crises. In short, improving people’s lives.

Tác động của chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại Sơn La, Việt Nam

Ekspor kutipan

Báo cáo này trình bày kết quả hợp tác giữa Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng Việt Nam (VNFF), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La, Dự án Rừng và Đồng Bằng (VFD) và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) trong việc thiết kế và thí điểm hệ thống giám sát và đánh giá PES tại Sơn La.Nhìn chung, PFES đã tạo ra tác động tích cực đối với môi trường rừng, đóng góp vào thu nhập của cộng đồng dân cư, nâng cao ý thức và cam kết của các bên vào công tác bảo vệ phát triển rừng. Về mặt thể chế chính sách: hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách PFES trong nhiều năm qua đã kịp thời giải quyết các khó khăn trong việc rà soát chủ rừng, xây dựng hồ sơ chi trả và quản lí tiền PFES. Tuy nhiên trong thời gian tới, các văn bản hướng dẫn thực hiện PFES không nên chỉ tập trung vào hiệu quả sử dụng nguồn thu từ PFES mà cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về việc (i) các cấp, ban ngành, nhà máy thủy điện và nhà máy nước thu thập và quản lí số liệu liên quan đến PFES; (ii) hướng dẫn người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng, giám sát chất lượng và diện tích rừng để báo cáo hàng năm; (iii) hướng dẫn các cấp và cán bộ quỹ quản lí số liệu liên quan đến cơ chế phản hồi; (iv) xây dựng các cơ chế thưởng phạt rõ ràng để đảm bảo tính công bằng cho các bên có liên quan. Về mặt môi trường: Tác động của PFES ở quy mô tỉnh, huyện, xã, bản là khác nhau (ví dụ, diện tích rừng có thể tăng trên quy mô toàn tỉnh, nhưng lại giảm đi ở cấp huyện và xã). Tuy nhiên, nhìn chung PFES có tác động tích cực về mặt môi trường thể hiện qua chỉ số về tổng diện tích rừng ở các cấp tăng lên kể từ khi có PFES, số vụ vi phạm lâm luật, số vụ phá rừng và diện tích rừng bị chặt phá trên toàn tỉnh giảm đi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tới việc số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị cháy tăng lại có xu thế tăng. Để đánh giá được tác động của PFES đối với việc nâng cao chất lượng và số lượng nước, cần thu thập số liệu trong một khoảng thời gian dài và cần có sự phối hợp chia sẻ thông tin giữa các bên có liên quan. Về mặt kinh tế: Mặc dù đóng góp của PFES vào tổng thu nhập kinh tế hộ rất nhỏ, đóng góp của PFES vào nguồn thu của cộng đồng lại rất lớn và có thể giúp cộng đồng phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nâng cao sinh kế. Tuy nhiên, việc các cộng đồng chỉ đầu tư một phần nhỏ vào công tác bảo vệ phát triển rừng và có xu thế giảm qua các năm cần được Quỹ lưu ý và có hướng dẫn kịp thời để các hộ dân vừa có thể đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo đầu tư cân xứng cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Về mặt xã hội: Kể từ khi có PFES, nhận thức và cam kết của người dân đối với công tác bảo vệ phát triển rừng ngày càng được cải thiện. PFES đã giúp nhiều cộng đồng cải thiện cơ sở hạ tầng của bản, xã, và huyện. Nguồn lực tự có của các Quỹ tỉnh cho công tác đánh giá PFES là rất hạn hẹp do vậy cần có sự hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự và các bên có liên quan.
Download:

DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/006955
Skor altmetrik:
Jumlah Kutipan Dimensi:

Publikasi terkait