Thông điệp chính
- Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đối với rừng ngập mặn tại Việt Nam có thể áp dụng với 8 loại dịch vụ môi trường chính: 1) Dịch vụ hấp thụ, lưu trữ, bể chứa các-bon; 2) Dịch vụ giảm bồi lắng và lượng bùn thải; 3) Dịch vụ chống xói lở bờ biển; 4) Dịch vụ chắn sóng; 5) Dịch vụ cung ứng nước sạch, lọc kim loại nặng và chất ô nhiễm; 6) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ; 7) Dịch vụ vẻ đẹp cảnh quan; 8) Dịch vụ cung cấp nguyên liệu thực phẩm.
- Có 20 nhóm người mua dịch vụ môi trường rừng ngập mặn tiềm năng trên địa bàn Hải Phòng bao gồm: Công ty doanh nghiệp nạo vét, công ty năng lượng, ngành giải trí, ngành ngân hàng, ngành vận tải hàng không, cảng cá, cảng biển, khu kinh tế ven biển, công ty khai thác cát, ngành khai thác khoáng sản và luyện kim, ngành vận tải, ngành nhiệt điện, các nhóm quản lí đê điều, công ty du lịch, cộng đồng dân cư, công nghiệp đóng tàu, công ty sản xuất mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, công ty xăng dầu và công ty nước sạch. Trong khi một số nhóm người mua đã thể hiện cam kết cao cho việc tiến hành chi trả (vd: Ngân hàng, Năng lượng, Công ty sản xuất các sản phẩm nông, lâm thủy hải sản), nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của các bên còn lại trong việc tham gia PFES.
- Trong bối cảnh của Hải Phòng, hai dịch vụ môi trường là dịch vụ nước sạch và lọc kim loại nặng cùng với dịch vụ chi trả các-bon nêu trên có số lượng người mua tiềm năng lớn nhất.
- Để xây dựng cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng ngặp mặn tiềm năng kể trên, cần phải trả lời được 4 câu hỏi chính: (1) Chi trả cho dịch vụ nào? (2) Ai là người chi trả? (3) Mức chi trả là bao nhiêu? và (4) Cơ chế thu chi như thế nào? Việc trả lời 4 câu hỏi trên đòi hỏi phải có các nghiên cứu bài bản trong một thời gian đủ dài. Đặc biệt, minh chứng cho mối quan hệ giữa các bên đối với dịch vụ môi trường rừng sử dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu tiền khả thi năm 2018-2019, tóm lược chính sách này trả lời 2 câu hỏi đầu. Hai câu hỏi cuối sẽ được trả lời tại một tóm lược chính sách khác sau khi nghiên cứu hoàn thành vào cuối năm 2020.
Download:
DOI:
https://doi.org/10.17528/cifor/007641Score Altmetric:
Dimensions Nombre de citations:
Année de publication
2020
Auteurs
Pham, T.T.; Hoàng, T.L.; Ðào Thi, L.C.; Hà, C.N.; Hoàng, M.H.; Hoàng, T.U.; Hoàng Thị, T.T.; Nông Nguyễn, K.N.; Nguyễn, D.T.; Trương, V.V.; Nguyễn, T.N.
Langue
Vietnamese
Mots clés
mangroves, ecosystem services, reforestation
Géographique
Viet Nam